“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” trước mối đe dọa của thế giới số (Wed 6, 2014, 9:50 am)
Ngày nay, rủi ro bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch trên mạng là điều rất dễ xảy ra do mặt trái của sự phát triển công nghệ.
Vậy chúng ta dễ bị khai thác thông tin cá nhân ở đâu?
Khi bạn truy cập Internet, vào các trang mạng xã hội, sử dụng các phương tiện trò chuyện trực tuyến thì nguy cơ bị đánh cắp thông tin là rất cao. Hoặc nếu bạn không thường trực tuyến, thông tin cá nhân vẫn có thể “thất thoát” qua nhiều cách khác như đăng ký tham gia các trò chơi trúng thưởng, tặng quà, quên hủy các tài liệu cá nhân khi không sử dụng,…
Sau đây là một số mẹo giúp bạn tự bảo vệ, giảm thiểu rủi ro và an tâm khi sử dụng Internet:
- Tìm kiếm chính mình. Hãy dùng Google tìm kiếm tên, số điện thoại, email… của bạn. Kết quả tìm kiếm sẽ cho biết nguyên nhân các thông tin này rò rỉ từ đâu để từ đó có phương cách phòng chống.
- Sử dụng mật khẩu an toàn: nên dùng mật khẩu là sự kết hợp chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt và tránh dùng cùng mật khẩu cho nhiều tài khoản. Nếu không thể nhớ hết mật khẩu, bạn nên dùng các phần mềm quản lý mật khẩu chẳng hạn Keepass Password Safe, 1Password, and LastPass.
- Luôn cập nhật: bạn chú ý cập nhật các phần mềm, ứng dụng, các bản vá ngay khi có thể để ngăn chặn tin tặc khai thác các lỗ hổng tấn công, xâm nhập vào máy tính. Máy tính nên cài đặt chương trình bảo mật mới và được cập nhật đầy đủ.
- Luôn cảnh giác khi truy cập web: khi truy cập web, bạn nên hạn chế nhấn vào các đường liên kết hấp dẫn. Các trang web giả mạo, hay các trang web “lạ” thường chào mời người dùng nhấn vào các liên kết hấp dẫn hay đề nghị người dùng cập nhật phần mềm… Sau khi nhấn vào liên kết này, malware sẽ âm thầm tải về và trú ngụ trên máy tính mà bạn không hay biết.
- Ghi nhớ những tài khoản quan trọng: với những tài khoản quan trọng chẳng hạn tài khoản mua nhạc, phim, sách trực tuyến, tài khoản đăng nhập ngân hàng trực tuyến… bạn nên ghi nhớ và chỉ đăng nhập khi cần, tránh thiết lập chế độ tự động đăng nhập tài khoản trên trình duyệt web cũng như không đăng nhập từ máy tính không an toàn.
- Dùng email rác (junk mail): khi tham gia các diễn đàn, nhận các thông báo quảng cáo… Với các email này bạn đừng cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
Trước xu thế số hóa trong chính sách cải cách thủ tục hành chính, cá nhân và doanh nghiệp đã quen dần với việc thực hiện các giao dịch trên mạng thay vì các giao dịch trực tiếp như trước đây. Chẳng hạn như đối với quy định bắt buộc phải sử dụng chữ ký số để khai hải quan điện tử, khai báo thuế qua mạng, khai bảo hiểm xã hội,... Do đó việc đăng ký chữ ký số là điều tất yếu nhưng cũng là thời cơ cho “tin tặc” sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Để tránh được nguy cơ kể trên, một mẹo cuối cùng dành cho bạn là sử dụng chữ ký số của đơn vị cung cấp uy tín trên thị trường. Hiện nay, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã cấp phép cho 9 nhà cung cấp dịch vụ này. Chữ ký số FPT.CA của Dịch vụ điện tử FPT là chữ ký số hợp chuẩn đạt mức 4, cao nhất trong tiêu chuẩn bảo mật thiêt bị FIPS 140-2, được công nhận bởi chính phủ Mỹ và Canada. Bên cạnh đó chữ ký số FPT còn có đội ngũ tư vấn viên am hiểu nghiệp vụ, sẵn sàng hỗ trợ toàn thời gian bằng các hình thức khác nhau.
Mọi thông tin chi tiết về chữ ký số xin vui lòng liên hệ Dịch vụ điện tử FPT qua hotline 1900 6625 hoặc truy cập website: www.dichvudientu.fpt.com.vn