Trường hợp nào được khai báo hải quan thủ công?

VNACCS

Vừa qua, đại diện một số DN phản ánh  vướng mắc khi thực hiện khai báo thủ tục hải quan trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và DN đề nghị được thực hiện khai báo hải quan theo phương thức thủ công. Vậy trường hợp nào được thực hiện khai báo hải quan thủ công?

fpt_vnaccs_truong_hop_duoc_khai_bao_hai_quan_thu_cong 
Trường hợp khai thủ công rất ít kể từ khi thực hiện VNACCS/VCIS.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Tổng cục Hải quan). Theo đại diện Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, có 3 trường hợp phát sinh phải khai báo hải quan theo hình thức thủ công khi thực hiện VNACCS/VCIS bao gồm: (i) Trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 22/2014/TT-BTC; (ii) trường hợp xử lí dữ liệu hải quan điện tử gặp sự cố; (iii) trường hợp có hướng dẫn của Tổng cục Hải quan phải chuyển sang khai thủ công khi thực hiện VNACCS.

Tuy nhiên, do hầu hết các loại hình XNK chính đã được quy định trong Thông tư 22 nên trường hợp phải khai thủ công thời gian qua không có nhiều.

Để thực hiện thống nhất thủ tục với các trường hợp nêu trên, Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn đối với các đơn vị Hải quan địa phương.

Theo đó, về thủ tục hải quan, chính sách XNK thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Luật thuế XNK, Luật thuế Giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn. Người khai hải quan thông tin trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu tờ khai tương ứng với các loại hình XNK nộp cùng hồ sơ hải quan tại Chi cục Hải quan nơi DN mở tờ khai (nơi đăng kí). Mã loại hình thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 3283/TCHQ-GSQL.

Chi cục nơi đăng kí tờ khai hải quan mở sổ theo dõi tờ khai thực hiện khai thủ công theo nguyên tắc đảm bảo 12 kí tự liên quan đến mã chi cục, năm đăng kí, số tờ khai… Quy trình thủ tục hải quan thực hiện theo Quyết định 1171/2009/QĐ-TCHQ; Quyết định 1279/2009/QĐ-TCHQ; Quyết định 2344/2011/QĐ-TCHQ. Trường hợp hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (chuyển cửa khẩu) thực hiện theo Quyết định 209/2011/QĐ-TCHQ ; Quyết định 2516/2012/QĐ-TCHQ; công văn 403/TCHQ-GSQL năm 2014.

Việc giám sát hải quan được thực hiện như sau: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, công chức hải quan giao 1 tờ khai cho người khai hải quan (để) xuất trình tại bộ phận hải quan giám sát để xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát.

Theo Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, để tiếp tục xử lí các tình huống phát sinh liên quan đến trường hợp phải khai báo hải quan thủ công, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục rà soát, thống kê và đưa ra biện pháp xử lí để thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.

 

Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định về thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thương mại được áp dụng đối với 12 loại hình XNK bao gồm:

Hàng hóa XNK theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hóa XNK theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng XK; hàng hóa XNK của DN chế xuất; hàng hóa XNK để thực hiện dự án đầu tư; hàng hóa kinh doanh theo phương thức TNTX; hàng hóa XNK tại chỗ; hàng hóa đã XK nhưng bị trả lại; hàng hóa đã NK nhưng phải xuất trả; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; hàng hóa XNK của DN được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lí nhà nước về hải quan; hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.

(HQ Online)

Để được tư vấn hỗ trợ mọi vấn đề về thủ tục, khai báo hải quan điện tử, doanh nghiệp luôn có thể gọi điện thoại đến tổng đài 1900 6625 của Dịch vụ điện tử FPT, đơn vị cung cấp phần mềm khai hải quan điện tử FPT.VNACCS