Cân biết gì về khung pháp lý cho dịch vụ chữ ký số?

Cân biết gì về khung pháp lý cho dịch vụ chữ ký số? (Fri 5, 2014, 10:05 am)

Trong thời đại nền kinh tế số, giao dịch điện tử dần trở nên phổ biến và có xu hướng thay thế giao dịch thông thường. Tuy nhiên vấn đề này lại gặp phải rủi ro về an toàn bảo mật qua Internet.

 

Do đó, để đảm bảo lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp sử dụng cũng như lợi ích của quốc gia, các bộ ban ngành đã cho ra đời các khung pháp lý tạo điều kiện cho giao dịch điện tử, đặc biệt đối với dịch vụ chữ ký số và chứng thực chữ ký số trở nên nhanh chóng, thuận tiện và an toàn:

 

-         Tại Hội nghị phổ biến pháp luật về giao dịch điện tử, ngày 8/8/2013,  khung pháp lý về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cơ bản đã được thiết lập.

-         Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và các văn bản liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông là những nền tảng pháp lý quan trọng, quy định cụ thể về chứng thư số, chữ ký số, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và các biện pháp chế tài.

 

Song đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khi áp dụng chữ ký số do vẫn còn nhiều hạn chế về quy định về quy trình vả mô hình chữ ký số:

 

-         Theo điều 8, khoản 2, Nghị định 26/2007/NĐ-CP, chữ ký số của người có thẩm quyền có thể thay thế chữ ký và con dấu trên văn bản giấy. Nhưng trên thực tế, có nhiều hình thức ký như ký thay, ký thừa lệnh, ký ủy quyền và hình thức dùng dấu cũng khá đa dạng như: giáp lai, mật, treo, khẩn.  Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết trong môi trường mạng như thế nào?

-          Ngoài ra, còn phải tính đến thay đổi quy trình văn thư, thay đổi văn bản pháp luật quy định về văn thư lưu trữ. Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang trong tiến trình dự thảo Công văn hướng dẫn thay thế chữ ký tay và con dấu bằng chữ ký số và dự kiến công văn này sẽ ban hành trong năm 2014.

-         Hiện việc chấp nhận chứng thư số nước ngoài cũng đang là vấn đề được Nhà nước chú ý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Do Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký cam kết một cửa ASEAN năm 2015 và đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP, trong tháng 3/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, trong đó bổ sung nội dung chấp nhận chứng thư số nước ngoài. Dự thảo Nghị định đưa ra các hình thức chấp nhận chứng thư số như:  Chấp nhận  CA (tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thư số) nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, Chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam trong một số trường hợp cụ thể…

 

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép.

 

Chữ ký số FPT của dịch vụ điện tử FPT là dịch vụ chứng thực chữ ký số Việt Nam đầu tiên và duy nhất trang bị thiết bị lưu khóa bí mật đạt tiêu chuẩn bảo mật FIPS 140-2 level 4 cao nhất. FPT.CA hiện đã và đang được tin dùng bởi hơn 100.000 khách hàng. Chữ ký số FPT có văn phòng đại diện trên cả nước với đội ngũ nhân viên tư vấn, đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp và nhiệt tình và tự tin mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tốt nhất.

 

Mọi thông tin chi tiết về đăng ký chữ ký số xin vui lòng truy cập website: www.dichvudientu.fpt.com.vn  hoặc liên hệ tổng đài 1900 6625 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.