Bộ Tài chính cũng lưu ý các bộ cân nhắc các mặt hàng hóa tại Danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan để kiểm tra trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu quản lý. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) mã hóa Danh mục hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.
Đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ quan tâm đến việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra.
Rà soát, ban hành quy trình kiểm tra chuyên ngành đảm bảo thống nhất các nội dung về: Hồ sơ, thủ tục và trình tự đăng ký kiểm tra chuyên ngành; mẫu giấy đăng ký kiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra; biện pháp xử lý hàng hóa không đạt yêu cầu kiểm tra…
Đồng thời, các bộ công bố danh sách tên, địa chỉ cơ cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm tra chuyên ngành đối với Danh sách tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm tra chuyên ngành đối với Danh mục hàng hóa để cơ quan Hải quan và doanh nghiệp có cơ sở triển khai thực hiện.
Ngoài ra, phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa cũng cần được 11 bộ nghiên cứu áp dụng như: Tăng cường kiểm tra trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa có nguy cơ cao ảnh hướng tới dịch bệnh, sức khỏe con người, an ninh xã hội và môi trường; triển khai biện pháp kiểm tra chuyên ngành xác suất, hoặc kiểm tra chuyên ngành sau khi thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa phục vụ sản xuất, hàng hóa được sản xuất từ các nước G7, hàng hóa của DN chấp hành tốt pháp luật được hưởng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan.